+++ Cây Bồ Công Anh Và Tác Dụng Của Nó

Điểm trung bình: 10.0 / 10 (456 lượt đánh giá)

Cây Bồ Công Anh Và Tác Dụng Của Nó

bo-cong-anh-1

Cây bồ công anh là loài cây dại, mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết loại cây này. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt hơn rau bina (bó xôi). Vậy cây bồ công anh có tác dụng gì đối với sức khỏe? Mời bạn tham khảo bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Bồ công anh có tác dụng gì?

Đông y sử dụng cây bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Bồ công anh cũng có tác dụng lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.
Thành phần dinh dưỡng trong cây bồ công anh
Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 180g cây bồ công anh cụ thể như sau:

bo-cong-anh-2

Cơ chế hoạt động của bồ công anh là gì?

Đã có vài nghiên cứu cho thấy trong cây bồ công anh có một loại hóa chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cách sử dụng cây bồ công anh

bo-cong-anh-3

Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh glôcôm (cườm nước)

Bệnh glôcôm (cườm nước) thường diễn tiến âm thầm, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bạn có thể mất thị lực vĩnh viễn. 5 câu trắc nghiệm ngắn sau đây sẽ giúp bạn đánh giá nhanh nguy cơ mắc Glôcôm.

Tầm soát ngay!

Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh glôcôm (cườm nước)
Bệnh glôcôm (cườm nước) thường diễn tiến âm thầm, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bạn có thể mất thị lực vĩnh viễn. 5 câu trắc nghiệm ngắn sau đây sẽ giúp bạn đánh giá nhanh nguy cơ mắc Glôcôm.

Tầm soát ngay!

Bạn có thể sử dụng ở dạng tươi hay khô tùy thích. Bồ công anh tươi thường được sử dụng như một loại rau. Bạn có thể dùng hóa và lá bồ công anh để nấu canh, làm salad, luộc, xào…
• Lá bồ công anh giàu vitamin A và C cũng như canxi và cung cấp cho bạn nhiều chất sắt hơn rau bó xôi.
• Hoa bồ công anh có chứa beta-carotene, tiền thân của vitamin A.
Hãy rửa cây dưới vòi nước, sau đó ngâm trong nước có pha một muỗng giấm trắng. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng.
Bạn có biết một trong những cách tốt để tận dụng được các dược tính giúp mát gan, thải độc của loại thảo dược này là uống trà bồ công anh. Loại trà này thường được chế biến từ cây bồ công anh khô, hoa hay rễ.
• Trà bồ công anh: Hãy ngâm rễ hay hoa trong nước sôi. Bạn có thể thêm mật ong hoặc chút bột quế tùy thích.
• Nước uống rễ bồ công anh: Bạn có thể nướng rễ cây bồ công anh để làm nước uống buổi sáng thay cà phê. Sau khi rửa sạch, hãy xắt nhỏ phần rễ và nướng ở nhiệt độ 200ºC trong khoảng 1 giờ để rễ khô hoàn toàn. Bạn ngâm rễ đã nướng trong nước sôi khoảng 10 phút trước khi uống.

bo-cong-anh-4

Lợi ích đối với sức khỏe của cây bồ công anh

Loại thảo dược này mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm:
• Giúp gan khỏe mạnh: Việc sử dụng bồ công anh giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh, điều chỉnh và duy trì dòng chảy mật, ngăn sự tích tụ mỡ và chất độc từ gan.
• Tốt cho thận: Thảo dược này là một thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận. Nó loại bỏ các chất độc hại, bao gồm cả axit uric ra khỏi hệ thống tiết niệu. Nó là một chất khử trùng tự nhiên và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Trà bồ công anh có thể là một phương thuốc tuyệt vời cho những người bị sỏi thận.
• Giúp xương chắc khỏe: Không chỉ là nguồn cung cấp canxi và magiê tuyệt vời, bồ công anh còn có chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
• Giảm cân: Trà bồ công anh rất thích hợp với người có nhu cầu giảm cân. Loại trà này giúp thải độc tố và chất béo dư thừa ra khỏi gan, giúp gan hoạt động tốt, giải phóng mỡ thừa của cơ thể dễ dàng hơn. Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu tự nhiên giúp làm sạch chất béo và độc tố qua thận.
• Phòng chống ung thư: Do có chứa chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do có thể gây ung thư nên bồ công anh có thể là một thực phẩm phòng ngừa ung thư tự nhiên tuyệt vời.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bồ công anh?
Thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
• Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật
• Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng bồ công anh, bạn nên biết những gì?
Bảo quản bồ công anh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng chiếu trực tiếp.
Trong khi sử dụng bồ công anh, bạn nên theo dõi các phản ứng của cơ thể như mẫn cảm và viêm da tiếp xúc. Nếu các triệu chứng này xuất hiện, bạn hãy ngưng sử dụng và thay thế bằng thuốc kháng histamin hoặc các biện pháp khác thích hợp hơn dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Mức độ an toàn của bồ công anh như thế nào?

bo-cong-anh-5

Không nên dùng bồ công anh nếu bạn thuộc những đối tượng sau:

• Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
• Những người mẫn cảm với loại thảo dược này
• Người có bệnh đái tháo đường, mất cân bằng điện – nước sinh lý, tăng huyết áp hoặc suy tim sung huyết
• Người mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh tiêu hóa, tắc nghẽn ống dẫn mật, tắc ruột hoặc dị ứng nhựa cao su.

Bồ công anh có thể tương tác với những gì?

Dùng bồ công anh chung với thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc kháng sinh.
Bồ công anh có chứa một lượng đáng kể kali. Một số thuốc lợi tiểu cũng có tác dụng tăng nồng độ kali trong cơ thể. Dùng bồ công anh có thể làm mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
Bồ công anh có thể giảm độ thẩm thấu thuốc của gan.

 

Đăng ký nhận tư vấn

Sau khi hoàn tất đăng ký bên dưới, ngay sau khi nhận được thông tin chúng tôi sẽ liên hệ với bạn để thăm khám, và đưa ra hướng điều trị tốt nhất với chi phí tiết kiệm nhất.